Tin tức

Câu Chuyện Về Bữa Cơm Của Bác Hồ

( 25-11-2022 - 09:07 AM ) - Lượt xem: 1069

Chủ tịch Hồ Chí Minh một tấm gương thực hành tiết kiệm, chống xa hoa lãng phí rất ý thức tiết kiệm là một hình mẫu cho chúng ta noi theo

những bữa ăn đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quý trọng . Người vẫn để lại cho chúng ta đến hôm nay từ những điều bình dị nhất.

với Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhất, từng kể: “Bữa ăn nào Bác Hồ cũng tiết kiệm, vừa đủ, không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm. Bác thích ăn những món dân dã như cá kho gừng, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng. Những ngày mời khách ở lại dùng cơm, Bác luôn báo trước với người cấp dưỡng chuẩn bị những món ăn hợp khẩu vị của khách. Và đặc biệt, số tiền đãi cơm Bác đề nghị phải được trừ vào tiền lương của Bác, không lấy tiền ở công quỹ. Hằng năm, vào ngày 19.5, Bác thường đi làm việc hoặc đến thăm hỏi một số nơi để tránh những nghi lễ chúc mừng phiền phức và tốn kém”.

Anh em phục vụ ở “khu bếp A” biết khẩu vị, thói quen và tính tình hai vị lãnh đạo nên đặt “bí danh” cho hai người trên bảng ghi công việc cấp dưỡng của mình: “Cụ Hiền” - Bác Hồ, “Ông Lành” - Bác Đồng.

Ông Đinh Văn Cẩn, người nấu ăn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1952 đến năm 1969, kể lại: Nếu đi công tác dài ngày thì ông đi cùng để nấu ăn, đó là nguyên tắc bảo vệ sức khỏe cho Người. Nếu đi thăm các địa phương một ngày thì Bác thường dặn ông Cẩn chuẩn bị sẵn cơm và thức ăn ở nhà. Nhiều khi Người chọn chỗ nghỉ vắng, mát, phong cảnh hữu tình để cùng cả đoàn ăn trưa. Bác bảo làm như vậy vừa không làm phiền địa phương, vừa tiết kiệm tiền bạc của nhân dân.

Ông Đặng Văn Lơ, người cùng với ông Cẩn nấu ăn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (cho đến năm 1988), cũng kể: Bác thường không cho địa phương làm cơm, vì Bác bảo tiếp một mình Bác mà bày cỗ bàn linh đình sẽ tốn kém của dân của nước Phong cách này khắc hẳn với tất cả các nguyên thủ quốc gia nhưng đó lại là điều thường gặp ở Hồ Chí Minh.

Nhìn một cách toàn diện, lãng phí còn đáng sợ hơn tham nhũng Vì vậy, chống lãng phí trước hết phải bắt đầu từ việc nâng cao ý thức tiết kiệm và hoàn thiện về mặt tri thức để mỗi cá nhân cũng như cả tổ chức có thể thực hành tiết kiệm một cách hiệu quả.